Thời gian trôi qua, việc giao tiếp xã hội là không thể thiếu. Bữa tiệc hôm nay, tiệc rượu ngày mai. Trong quan niệm truyền thống, toàn bộ xã hội đều mang đầy tính nhân văn. Ví dụ, khi bàn chuyện làm ăn hay giao tiếp với người khác, không thể thiếu việc pha trà uống rượu để tăng thêm không khí, thậm chí sau khi việc làm ăn đã ổn định, chúng ta vẫn sẽ gặp nhau ăn tối, uống rượu, nào là tiệc đêm khuya, tiệc trà, tiệc tất niên.
Cho nên từ xưa đến nay, đã tràn ngập “văn hóa trà” và “văn hóa rượu”. Trong những tiệc trà tiệc rượu, người xưa có câu: “Hữu trà hữu tửu đa huynh đệ”, nửa câu sau là lời khuyên, cảnh báo của người xưa, nhưng đáng tiếc là mười người thì chín người không biết! Tôi tự hỏi liệu bạn đã nghe nói chưa?
Trong cuộc sống, chúng ta thường nghe câu này: “Phú tại thâm sơn hữu viễn thân”, thực ra cũng có ý nghĩa tương tự như câu “hữu trà hữu tửu đa huynh đệ”, có nghĩa là “sẵn chè rượu lắm bạn bè”.
Mọi người đều tràn đầy lý tưởng về cuộc sống của mình, nhưng ngay cả như vậy, xã hội vẫn có mặt thực tế. Khi sự nghiệp đang tiến triển tốt đẹp hay khi bạn đang ở đỉnh cao của cuộc đời, xung quanh bạn sẽ luôn có những người bạn “dệt hoa trên gấm”. Và khá nhiều người trong số họ là những người có xu hướng thiên về nịnh nọt, thậm chí có thể nói là “bạn nhậu”!
Sở dĩ họ tương tác nhiệt tình thân thiện với chúng ta như vậy thường chỉ là để “đi nhờ xe” và trục lợi riêng. Bởi vậy, khi bị những người này vây quanh, bạn không nên bị mù quáng bởi lời nói hoa mỹ của họ và rơi vào cuộc sống xa hoa, phóng túng.
Câu tục ngữ tiếp theo cũng thể hiện hiện thực của xã hội. Không đọc thì bạn sẽ không biết, nhưng một khi bạn đọc nó, nó sẽ chạm đến trái tim bạn, và bạn sẽ có một hương vị phức tạp nếu bạn thưởng thức nó một cách cẩn thận…
So với câu nói vế trước “hữu trà hữu tửu đa huynh đệ”, câu này mới là tinh hoa, có thể bộc lộ rõ hơn phẩm hạnh đạo đức của một người. Bởi vì chỉ khi gặp khổ nạn, chúng ta mới biết được ai trong số những người bạn vây quanh mình là “bạn nhậu” và ai có thể là “người bạn chân thành”.
Tất nhiên, nó có ý nghĩa tương tự như câu nói “phú tại thâm sơn hữu viễn thân”, và câu tiếp theo cũng rất giống với câu nói này, đó là “cùng tại nháo thị vô nhân vấn”, có nghĩa là “Nghèo ở chợ đông không đứa hỏi, giàu nơi núi thẳm lắm người thăm”.
Mặc kệ xã hội biến thiên thế nào, chỉ cần còn sống ở trên đời này, dù trong cuộc sống hay công việc, vĩnh viễn sẽ không bao giờ thiếu những người kiểu “dệt hoa trên gấm”, nhưng số người nguyện ý “đưa than sưởi ấm trong ngày tuyết rơi” lại rất ít. Bởi đó mà người xưa mới có câu: “Hữu trà hữu tửu đa huynh đệ”. Đây là bản chất của con người.
Vì vậy, dù giàu hay nghèo, trong cuộc sống khi kết giao bằng hữu, ngoại trừ việc phải chú ý quan sát những người bạn xung quanh mình, khi đối đãi với bằng hữu chúng ta nên trân trọng mối quan hệ này, và đừng dùng vật chất để phân chia tình bằng hữu. Bởi vì khi chúng ta có thể đối đãi chân thành với người khác thì chúng ta cũng có thể được người khác đối xử chân thành.
Kỳ Mai biên dịch - VĐH
Gia Huy – secretchina